Tác hại của việc không tìm hiểu điều khoản trong hợp đồng xuất khẩu lao động

Tác hại của việc không tìm hiểu điều khoản trong hợp đồng xuất khẩu lao động

TÁC HẠI CỦA VIỆC KHÔNG TÌM HIỂU ĐIỀU KHOẢN TRONG HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền, nghĩa vụ mỗi bên trong quan hệ lao động. Thế nhưng hiện nay do trình độ ngoại ngữ thấp, lại ít tìm hiểu thông tin, pháp […]
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền, nghĩa vụ mỗi bên trong quan hệ lao động. Thế nhưng hiện nay do trình độ ngoại ngữ thấp, lại ít tìm hiểu thông tin, pháp luật, nóng vội, người lao động không tìm hiểu kỹ hợp đồng lao động dẫn đến những rủi ro mắc phải trong quá trình xuất khẩu lao động mà không được đền bù 1 xu.

Khảo sát vấn đề người lao động gặp phải trong quá trình làm hồ sơ đi xuất khẩu lao động

Ngày 16.12, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam phối hợp với Quỹ Châu Á tổ chức Hội thảo tham vấn hoạt động hỗ trợ cho lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc. Ông Đặng Quang Điều, Trưởng ban Chính sách Kinh tế xã hội và Thi đua khen thưởng (Tổng LĐLĐVN) và ông Michael R. DiGregorio – Trưởng đại diện Quỹ Châu Á tại Việt Nam – chủ trì buổi hội thảo.
Tại hội thảo, ông Trần Văn Tư, Chuyên viên cao cấp, Trưởng phòng Chính sách Kinh tế Xã hội (Tổng LĐLĐVN) đã báo cáo kết quả khảo sát về vấn đề người lao động đi làm việc gặp phải trong quá trình làm hồ sơ đi xuất khẩu lao động.
Khảo sát này được tiến hành tại 3 tỉnh Phú Thọ, Thanh Hóa, Quảng Ngãi từ tháng 8-9.2016. Khảo sát này nằm trong khuôn khổ “Dự án nghiên cứu nhằm tăng cường bảo vệ quyền cho lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc” do Quỹ Châu Á hỗ trợ.
Khảo sát cho thấy, đa số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài xuất thân từ nông thôn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thấp; ít thông tin và hiểu biết về văn hóa, pháp luật thuộc lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, về năng lực của các doanh nghiệp, tổ chức đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; thiếu thông tin về thị trường lao động ở nước đến; ngoại ngữ yếu; kỷ luật lao động và tác phong làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất công nghiệp, công nghệ cao.
Cụ thể, theo khảo sát: 75% người không biết đơn vị tuyển dụng hợp pháp; 72% người lao động không có thông tin đầy đủ về điều kiện làm việc nơi đến; hầu hết (91%) người lao động không biết đầy đủ các khoản chi tiết chi phí cũng như mức quy định đối với tiền môi giới và dịch và các khoản bồi hoàn; 45% người lao động không biết tìm kiếm thông tin tin cậy từ đâu…
Bên cạnh đó, 76% người lao động không biết về các thủ tục, giấy tờ cần thiết để được làm việc hợp pháp ở nước ngoài; 75% lao động  không biết về quyền được giữ hộ chiếu trong quá trình làm việc ở nước ngoài; gần nửa lao động không biết bất một cơ quan/tổ chức/cá nhân nào có thể hỗ trợ khi gặp rủi ro trong quá trình làm việc ở nước ngoài; nhiều lao động (78%) không biết bất kỳ điều khoản nào trong HĐLĐ).

Lao động xuất khẩu thiếu thông tin

Mặc dù đóng góp rất lớn cho giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, nhưng người lao động đi làm việc tại nước ngoài còn gặp rất nhiều rủi ro, khó khăn. Một trong những nguyên nhân là bởi người lao động khó tiếp cận được với những thông tin tin cậy.
Thông tin chủ yếu qua “cò mồi” do vậy mà người lao động không được tiếp cận nguồn thông tin chính thức dẫn đễn những rủi ro trong quá trình xuất khẩu lao động gặp phải mà không nhận được khoản đền bù nào.
Cùng với đó là tâm lý nóng vội, chủ quan của người lao động quá tin vào những lời đường mật của “cò mồi” mà không tìm hiểu kỹ hợp đồng lao động.

Tăng cường hỗ trợ người đi xuất khẩu lao động

Để góp phần giúp cho người lao động có được những thông tin tin cậy, Tổng LĐLĐVN mới đây đã giới thiệu Tài liệu tập huấn cho cán bộ CĐ về di cư an toàn. Tài liệu này sẽ giúp cán bộ CĐ có được những kiến thức cơ bản để tư vấn, truyền đạt cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài về tìm kiếm thông tin, làm thủ tục, kiến thức và kỹ năng thích ứng với môi trường làm việc và văn hóa của đất nước mà họ sẽ đến làm việc.
Bên cạnh đó, theo khuyến nghị từ khảo sát trên, thời gian tới, Tổng LĐLĐVN cần tạo lập liên kết mạng lưới giữa Tổng LĐLĐVN với CĐ của các nước có đông lao động Việt Nam để phối hợp chia sẻ thông tin, can thiệp để bảo vệ người lao động.
Ngoài ra, Tổng LĐLĐVN cần phổ biến, cung cấp thông tin, địa chỉ liên hệ và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần thiết cho LĐ tham gia tuyển dụng đi làm việc ở nước ngoài; tham gia giải quy.

Trả lời